SỰ RA ĐỜI VÀ TRUYỀN BÁ ĐẠO PHẬT
Nguyễn Thị Hồng – sưu tầm
Theo truyền thuyết Phật Giáo thì đạo Phật ra đời vào thế kỉ VI TCN người sáng lập ra đạo Phật là Xitđácta Gôtama (Suddhodana) nước Kapilavaxtu ở chân núi Hymalya (vùng đất bao gồm một phần miền Nam nước Nê pan và một phần các ban Utta, Prađesơ và Biha của Ấn Độ ngày nay).
Truyền thuyết Phật giáo cũng kể về sự ra đời của Đức Phật rất màu nhiệm và huyền diệu, vì bà hoàng hậu Maya, vợ vua Sutđôđana không mang thai một cách bình thường, mà do bà nằm mơ thấy một con voi trắng sáu ngà húc bên sườn phải rồi chui tọt vào bụng bà. Sau đó, hoàng hậu có thai. Sau mười tháng, bà sinh ra hoàng tử. Vừa mới lọt lòng mẹ, hoàng tử đã đứng thẳng dậy và ở tư thế của người đang thuyết pháp. Khi lớn lên hoàng tử có tư chất thông minh lạ thường , học gì biết nấy , có sức khỏe và cả tài bắn cung nỏ .Bản tính thái tử rất nhân từ , sau vài lần ra ngoài cung điện dạo chơi:Lần thì Thái tử gặp người già nua lọm khọm , lần thì gặp người ốm , đang đau đớn rên rỉ, lần thì thấy người chết , những người thân thích đem đi chôn , khóc lóc thảm thiết .
Trông thấy những cảnh đời đau khổ phiền não của người đời , Ông thấy lòng buồn rầu vô hạn .Lần sau cùng .Thái tử ra ngoài cửa thành gặp một nhà tu hành , hình dáng đoan trang , vẽ mặt nghiêm nghị .Thái tử hiểu rằng chỉ có sự tu hành mới giải thoát được mọi sự đau buồn, khổ não ở trần gian .Từ đó đêm ngày Thái tử nghĩ cách xuất gia đi tu .Thái tử đã mấy lần xin phép vua cha đi nhưng không được vua cha ưng thuận.Khoảng năm 20 tuổi .Thái tử phải vâng lệnh vua cha thành hôn cùng công chúa Yasôđana và sinh hạ được một người con trai tên là La Hầu La .Vua cha biết ý con nên một mặt tìm mọi cách bày ra nhiều trò vui để Thái tử được khây khỏa, mặt khác sai quân lính canh phòng nghiêm ngặt .Nhưng kết cục cũng không ngăn được dự định của Thái tử .
Một hôm nhân bữa yến tiệc, sau khi mọi người đã say sưa và im ắng .Thái tử gọi người hầu thân cận tên là Sanna (Channa) đi lấy ngựa cho Thái tử .Ông lén mở cửa thành đi ra ngoài cùng với người hầu thân cận của mình mà không ai hay biết .Ra khỏi cửa thành .Thái tử phát lên lời thề “Nếu Ta không diệt được sự đau buồn khổ não và không đạt được cái đạo chân thực thì Ta không về qua cửa này nữa ” .
Khi Thái tử rời bỏ cuộc sống gia đình êm ấm , để lại vua cha , vợ con , cung điện để ra đi tìm con đường cứu vớt chúng sinh năm Ông vừa tròn 29 tuổi.
Rời cung điện ,Ông tiến lên phía Bắc về miền núi tuyết rồi đến một khu rừng ,Ông cho người hầu dắt ngựa về .Ông lấy gươm cắt tóc ,cởi áo đổi cho người đi săn rồi một mình đi tìm các danh sư ở vùng ấy để học đạo .Từ đó Ông trở thành một nhà tu hành
Sau gần sau năm tu hành khổ hạnh , nhịn ăn , nhịn mặt , mỗi ngày chỉ ăn một chút thức ăn để cầm hơi , đến nỗi thân hình Ông tiều tụy , da bọc lấy xương , nhiều lúc khắc khoải tưởng như chết vậy mà cũng chẳng được cái “ đạo ” của cuộc sông ,Bỗng nhiên Ông chợt nghĩ ra rằng : “ Ta tu khổ hạnh như thế này mà không thấy rõ đạo , thì cách tu của Ta vẫn chưa phải .Cuộc sống khắc khổ ngày nay không hơn gì cuộc sống khoái lạc ngày xưa , chi bằng Ta nên theo con đường giữa , cứ ăn uống như bình thường , không say mê việc đời mà cũng không khắc khổ hại thân thì mới đắc đạo được” .
Nghĩ thế Ông liền đứng dậy đi xuống sông tắm , khi ấy có một người đàn bà chăn bò đem bát sữa đến mời Ông ,Ông uống sữa xong , thấy trong người khoan khoái , dễ chịu .Sau đó Ông một mình đi đến chỗ có cây bồ đề . lấy lá cây làm đệm ,Ông ngồi đó và phát ra lời thề.
“Nếu Ta ngồi đây mà không giác ngộ được đạo thì quyết không đứng dậy nữa ” .
Ông ngồi dưới gốc cây bồ đề bốn mươi chín ngày , mặt hướng về phía Đông , suy nghĩ các lẽ về sự đau khổ của chúng sinh và nguyên do của sự biến hóa vô thường trong thế gian .
Sau những năm tháng tu luyện khổ hạnh và không ngừng suy tưởng .Năm 35 tuổi vào một buổi sớm mai , lúc rạng đông .Xitđacta Gôtama đã đắc đạo ,Nghĩa là Ông đã thấu suốt hết thảy mọi lẽ của tạo hóa ,nghĩ được cách giải thích bản chất của sự tồn tại , nguồn gốc của mọi đau khổ và tìm được con đường cứu vớt cho chúng sinh.Từ đó Ông tự gọi mình là Buddha,mà ta quen gọi là Phật hoặc Bụt (Tức Người đã giác ngộ ,Người đã hiểu được chân lý ).
Sau khi thành Phật ,Ông được các đệ tử tôn xưng là XakiaMuni (Thích ca Mâu ni) nghĩa là vị hiền triết ,( hay nhà thông thái ) của bộ tộc Xakia .Đắc đạo rồi .Phật đi thuyết pháp và truyền bá tư tưởng của mình ở lưu vực sông Hằng cùng với các đệ tử của mình trong suốt 40 năm trời .Những giáo lí mà ông truyền bá được lưu giữ cho đến ngày nay .Tư tưởng của Phật giáo đã lan truyền sang các nước Đông Nam Á.
Theo nhà sử học Pasnhicôp trong những cuốn tôn giáo ở các nước Đông Nam Á cho rằng số tín đồ ở vùng này chiếm khoảng 1/3 (tức khoảng 34%) dân cư.Theo số liệu thống kê của tác giả vào năm 1976 ở Đông Nam Á có khoảng trên 115 triệu tín đồ Phật giáo. Đạo phật là một tôn giáo chiếm ưu thế trong các nước trên bán đảo Trung Ấn. nơi mà tập trung tới trên 94%tín đồ phật giáo ở Đông Nam Á, trong khi đó, ở các quốc gia còn lại số tín đồ Phật giáo chỉ chiếm dưới 6%
Tỉ lệ phần trăm số tín đồ phật giáo ở mỗi nước so với trong toàn vùng như sau .
Thái Lan có tín đồ Phật giáo đông nhất chiếm gần 34%, Việt Nam :Trên 28,4%,Mianma trên 22% ,Campu chia khoảng 7%, Lào gần 2,7%,Xingapo dưới 1% các nước Brunay , Philippin ,và đảo Timo dưới 6%
Ở Việt Nam qua nhiều công trình nghiên cứu, cho đến nay, các nhà sử học ở nước ta đều cho rằng : Đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Ngay từ thế kỉ III, Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh ngày nay) đã trở thành một trung tâm Phật giáo trong khoảng thời gian từ thế kỉ thứ VI đến thế kỉ IX Phật giáo cũng được truyền bá rộng hơn, chùa chiền mọc lên ở nhiều nơi, cư dân Việt theo đạo Phật này càng nhiều. Đến thế kỉ X – XI, dưới thời Lí, Phật giáo gây ảnh hưởng lớn đối với Đại Việt. Theo nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu : “nhân dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa”. Dưới thời Trần, nhà Nho Trương Hán Siêu cũng cho rằng : “thiên hạ năm phần thì sư- tăng chiếm một”. Ngay cả đến những người đứng trong đầu nhà nước phong kiến Đại Việt lúc đó như Lí Thánh Tông, Lí Cao Tông,các vua Trần như Trần Thái Tông ,Trần Nhân Tông ,Trần Anh Tông cũng là những Phật tử trung thành của đạo Phật .Rõ ràng là ảnh hưởng của đạo Phật đối với Đại Việt không nhỏ.Người Việt không tiếp nhận Phật giáo một cách thụ động mà những người có học thức , những người cầm quyền đã gắn với đạo Phật với quyền lợi dân tộc , đã soạn giáo lí đạo Phật của riêng mình , tạo cơ sở cho sự ra đời của phái Thiền Trúc Lâm ,một phái Thiền thuần túy Việt Nam .Thế kỉ thứ XV,nhà Lê lên ngôi , lấy đạo Nho làm chủ đạo .Phật giáo suy tàn dần , không còn giữ vị trí độc tôn như thời Lí –Trần , song vẫn giữ được gốc rễ sâu bền trong nhân dân đồng thời với thái độ khoan dung ,Phật giáo đã chung sống với Nho giáo ,Lão giáo theo kiểu “tam giáo đồng nguyên” .Thời kì nhà Nguyễn cũng như thời Pháp thuộc Phật giáo trong tình trạng suy vi.Mãi tới năm 30 của thế kỉ XX một số nhà tu hành và nhân sĩ yêu nước đã đứng ra vận đông phong trào “ chấn hưng Phật giáo ”phong trào này kéo dài đến tận 1954.
Giai đoạn 1954-1975 đất nước bị chia cắt Phật giáo hai miền có sự khác nhau Ở miền Bắc “Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam ” ra đời( 1958) đã quy tụ Phật giáo miền Bắc vào một tổ chức duy nhất vừa hoạt đông tôn giáo , vừa hoạt đông yêu nước , đó là bước chuyền biến quan trọng trong tiến trình gán bó với dân tộc của giới Phật giáo ở miến Bắc
Ở miến Nam tình hình Phật giáo diễn biến khá phức tạp, song có thể nhận xét khái quát là :Trong những năm 1954-1975 một bộ phận nhỏ Phật giáo ở miền Nam đã bị chi phối bởi những khuynh hướng tiêu cực , song đại đa số Tăng –Ni Phật tử đứng về phía dân tộc , hưởng ứng ủng hộ và tham gia cách mạng .Chính vì những nổ lực và đóng góp của đông đào Tăng –Ni Phật tử đã duy trì được ảnh hưởng tích cực của Phật giáo trong dân tộc .
Sau năm 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng , non sông thu về một mối , đó là điều kiện cho giới Phật giáo thống nhất các hệ phái trong một tổ chức chung .Tháng 11 năm 1981.Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo đã long trọng tổ chức tại thủ đô Hà Nội , Với gần hai trăm đại biều Tăng –Ni , cư sĩ đại điện cho các tổ chức hệ giáo phái trong cả nước về dự .Đây là một sự kiện cực kì trọng đại trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Nhìn chung Phật giáo đến Việt Nam từ rất sớm .Phật giáo Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng cả từ hai phía Ấn Độ và Trung Hoa .Ở Việt Nam hội tụ cả hai dòng Phật giáo chính là Đại thừa và Tiều thừa , đồng thời chịu ảnh hưởng của ba tông phái lớn :Thiền Tông .Tịnh Độ Tông và Mật Tông ,trong đó Thiền Tông là sâu sắc hơn cả .Phật giáo tồn tại cùng với Nho giáo và Lão giáo và chịu ảnh hưởng của hai tôn giáo này cùng nhiều phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian , tạo nên một Phật giáo “ rất Việt Nam ”.Trãi qua bề dày gần 20 thế kỉ Phật giáo Việt Nam luôn gắn với dân tộc , góp phấn quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc , trong tư tưởng đạo đức, lối sống của nhân dân