Văn hóa nghệ thuật

AJANTA HANG ĐỘNG PHẬT GIÁO VĨ ĐẠI TẠI ẤN ĐỘ

  • 16:03
  • |
  • Chủ Nhật, 13/04/2014

Ấn độ vốn là một trong những cái nôi lớn của nền văn minh thế giới, và cũng là cái nôi đầu tiên của Phật Giáo cách đây hơn 25 thế kỷ. Phật giáo xuất hiện cũng đi theo một một cuộc cách mạng từ bỏ giai cấp vốn tồn tại lâu đời tại bản địa

AJANTA HANG ĐỘNG PHẬT GIÁO VĨ ĐẠI

                                                                                                      Phước Khánh

          Ấn độ vốn là một trong những cái nôi lớn của nền văn minh thế giới, và cũng là cái nôi đầu tiên của Phật Giáo cách đây hơn 25 thế kỷ. Phật giáo xuất hiện cũng đi theo một một cuộc cách mạng từ bỏ giai cấp vốn tồn tại lâu đời tại bản địa. Chính Phật giáo đã mang lại một diện mạo mới cho thể chế bình đẳng bởi ai cũng được giác ngộ và thành phật. chính vì thế nó đã lan truyền nhanh chóng và được chấp nhận bởi nhiều tầng lớp trong xã hội Ấn Độ và một số nước châu Á.

          Bên cạnh Phật giáo, Ấn độ còn là cái nỏi sản sinh ra nhiều tôn giáo khác như Hindu, Jain …..; thông qua nghiên cứu và những chuyến đi thực tế về Ajanta Cave (hang động Ajanta) mới cho thấy được sức ạnh phi thường của con người vào từ những thế kỷ đầu tiên của tây lịch. Một hệ thống hang động quy mô khoảng 30 động kéo dài phía nam cao nguyên Deccan, chúng đã nằm ẩn minh trong khu rừng rập rạp và bị lãng quên trong khoảng thời gian dài. Đến khoảng đầu thế kỷ 19 trong thời kỳ Đế Chế Anh Quốc cai trị Ấn Độ, nhiều thánh tích Phật giáo và trong đó có Ajanta cave có nhiều giả thuyết nói rằng phát hiện bởi một nhóm người đi săn thú và cũng có thuyết nói rằng phát hiện bởi một số nhà khảo cổ người Anh. Hệ thống hang động có hình móng ngựa trải dài theo sươn núi nhìn rất là kỳ vĩ. Nhìn qua công trình vĩ đại đó mới thấy được sức mạnh của Phật giáo trong thời gian đó. Ngày nay thì đa số người dân Ấn Độ theo đạo Hindu, Phật giáo thì kém phát triển trên mảnh đất mẹ. Tuy nhiên đa phần người Ấn Độ lại an chay, một số ít phần trăm dân số là ăn mặn (Non.Veg). Có lẽ vì ảnh hưởng niềm tin tôn giáo. Du thế nào đi nữa nhưng Ajanta vẫn tồn tại với thời gian và trở thành một di tích lớn của Phật Giáo, nó đã thể hiện được giai đoạn đỉnh cao. 1983 đã được Unessco công nhận quần thể là di sản văn hóa thế giới.

Quần thể nhìn từ bên ngoài động Ajanta

          Hang số 12 được đẽo trong thời kỳ đầu và được gọi là Tăng viện; đây là nơi sinh sống của những thầy tu ngày xưa. Họ sinh hoạt và tu hành trong không gian chật hẹp. 

          Các thầy tu dùng bệ đá làm giường ngủ, họ luôn tuân thủ trong quá trình tu hành khổ hạnh theo cách như thế. Hang số 9 cũng được tạo dựng trong thời kỳ đầu. Khác với hang động dành cho các nhà tu hành, hang số 9 có tên gọi là Tháp viện, là một căn phòng dùng làm nơi cầu nguyện. 

          Tháp viện mang ý nghĩa rất linh thiêng, là nơi tôn thờ thánh tích của Đức Phật. Thời kỳ này hoàn toàn không có sự hiện diện của các tượng Phật. Vì vậy Tháp Phật được xem là một biểu tượng linh thiêng để tôn thờ và phụng sự. 

hap

Tháp Phật Trong hang động Ajanta

          Thời kỳ đầu kéo dài đến khoảng 300 năm. Nhóm hang động thứ hai được tạo dựng vào thế kỷ thứ V, được gọi là thời kỳ sau. Hang số 26 là một điện Phật được xây dựng vào thời kỳ sau với trình độ kỹ thuật cao, các bức tượng chạm khắc đều rất lớn và hầu như tất cả đều còn nguyên vẹn. 

          Trong hang số 26, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những hình ảnh của Phật giáo thuộc phái Mật tông. Khác với các tượng Phật ở Nhật Bản, hình dáng của tượng Phật trong hang là mô hình tượng Phật phổ biến tại rất nhiều nước ở châu Á. 
          Khác với thời kỳ đầu, trong nhóm hang động thứ 2, tượng Phật hiện diện khắp nơi. Có tượng phật ngồi thể hiện rằng đã đạt được sự giác ngộ dưới cội bồ đề, xung quanh là sự cám dỗ của quỷ ma. Trước khi giác ngộ, Đức Phật đã trải qua nhiều giai đoạn tu luyện, tất cả đều được thể hiện qua hàng loạt tác phẩm điêu khắc trong hang. Những hình ảnh Phật giáo sống động trong nhóm hang thứ 2 đã phản ảnh sự hưng thịnh của đạo Phật lúc bấy giờ. Trong các hang động này, hình ảnh của phật Như Lai luôn là tâm điểm chi phối mọi vật xung quanh. 

chánh điện trong động Ajanta

          Nhờ sự hậu thuẫn của triều đình cùng giới quý tộc và thương nhân lúc bấy giờ nên nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ đạt tới trình độ phát triển rực rỡ nhất. Dòng chảy Phật giáo dần lan rộng và phát triển ra một khu vực rộng lớn. Vào thời đó, Ấn Độ được xem là vùng đất của đạo Phật, nơi hành hương quan trọng đối với những tín đồ sùng đạo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển, Phật giáo cũng được phân chia thành nhiều trường phái khác nhau. Từ đó, tính chất thuần nhất của đạo Phật cũng không còn nguyên vẹn. Ngoài các bức tượng và hình ảnh có liên quan đến Phật giáo được chạm khắc trên đá, hang động Ajanta còn sở hữu một kho tàng nghệ thuật phong phú và tinh xảo không kém. 

          Từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ VII là giai đoạn phát triển của nghệ thuật Phật giáo tại hang động Ajanta . Đó là những bức bích họa được vẽ trên tường trong hang động. 

Có thể nói, nghệ thuật hội họa của người Ấn Độ cổ đại đã đạt đến chất lượng hoàn hảo về màu sắc cũng như bố cục. Các tác phẩm này đã qua cuộc thử nghiệm thành công của thời gian. 

Có được các tác phẩm tượng Phật đạt đến vẻ đẹp đỉnh cao như thế là nhờ vào các họa sĩ và nhà điêu khắc đã thấm nhuần Phật pháp. Chính họ đã góp phần rất lớn tạo nên giá trị cho quần thể hang động Ajanta . 

a