Cuộc sống là một hành trình dài tìm kiếm và khám phá những điều mới mẻ thú vị , có rất nhiều con đường để chúng ta lựa chọn nhằm chạm khắc tên mình vào cuộc sống , có thể là chạy đua để suốt đời tất bật hay châm rãi, để rồi chiêm nghiệm những giá trị vĩnh hằng của cuộc sống , phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi con người
Mục đích của cuộc sống là tình thương và hạnh phúc .Con người dù suốt đời lao chen vào những vào xoáy của cuộc đời , thì đến một lúc nào đó cũng sẽ thoát khỏi vòng quay đó để bước ra nhìn lại và ngẫm suy và “ Bao giờ chúng ta cũng cần có một nơi để đến” Đó chính là tình thương và nhân ái
Chính vì lẻ đó sống giữa cuộc đời này “Chúng ta cần có nhau” đã kết nối những trái tim nhích lại gần nhau hơn, đó chính là tinh thần đồng sự của đạo Phật, bởi con người không thể tồn tại như một cá nhân đơn lẻ, mà ngược lại con người sống cần có cộng đồng xã hội; bởi
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Chính vì vậy, “trong Phật giáo, Chư tăng, ni phải lấy Giới luật của Phật làm thầy, vận dụng giáo lý lục hòa làm chuẩn mực cho nếp sống tu học” (trích lời dạy của đức Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN).
Đối với người Phật tử Quy y Tăng là nương tựa và học tập theo nếp sống hòa hợp thanh tịnh của Tăng , các phật tử cùng hòa thuận, đoàn kết với nhau, cùng sống chung với nhau trong tinh thần thương yêu và hiểu biết ,giúp đỡ lẫn nhau .
Chỉ có như vậy, con người mới được hạnh phúc, vì nếu không có tình đoàn kết , tình thương yêu giữa con người với con người thì việc phải sống cùng người mình không thích là một phiền não khổ sở.
Vậy học Phật là học cách để nghe và, hiểu thấu, thương nhiều, để rồi người Phật tử có thể mở lòng bao dung thương yêu cả những người xung quanh ta, hay những người ta chưa từng quen biết , có như vậy thì cuộc sống này mới có ý nghĩa làm sao.
Vì sự an ổn hạnh phúc của mỗi gia đình và rộng hơn là của xã hội, , bởi thế sự vi diệu của cuộc sống là mỗi người biết cảm thông , hòa nhập vào cộng đồng nhưng không hòa tan.Trong cuộc sống đời thường những người Phật tử vẫn giữ được nét đẹp của người con Phật và đôi chân vững bước trên con đường Bát chính đạo từng lời nói việc làm đều chánh pháp .
Những người tu theo Phật , luôn đi trên con đường ngược với dòng đời, có thể trên đường tu, còn gặp nhiều thử thách. Có thể nói “Lửa thử vàng , gian nan thử sức ” Để vượt qua chúng ta cần có lòng kiên trì , có tâm hướng Phật mạnh mẽ ,
-Lại nói về lối sông của người Phật tử .phật tử cần sống cởi mở giàu vị tha, từ bi hỷ xả thái độ rộng lượng, không cố chấp, không lên án, không chê bai, bên cạnh đó, sống thật với cảm xúc yêu thương chân thành là biểu hiện của sự giải thoát.
Nếu con đường đi không có trở ngại thì con đường đó chẳng dẫn đến đâu, chúng ta biết rằng
“Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” ví như hạt gạo kia cũng thế
“Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống trên đời người cũng thế
Gian nan rèn luyện mới thành công ”
(Hồ Chí Minh)
Ta trải nghiệm về cuộc sống không phải để lo lắng trên bước đường tu khổ, mà để biết được sức mình và biết rằng mình đang đứng ở nơi nào trên đại lộ của đô thị giải thoát, và từ đó chúng ta trân trọng những gì mà chúng ta có được, và làm được dù là những niềm vui và hạnh phúc giản dị hay những việc làm từ thiện dù là rất nhỏ , chúng ta sẽ thấy cuộc đời này đẹp biết bao nhiêu
Vậy chúng ta hãy ngước nhìn lên Đức Phật từ bi đề con có thể nói rằng
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”
Giữa dòng đời như dòng thác chảy biến đổi ,theo quy luật của tạo hóa thời gian qua đi sẽ phủ lớp bụi mờ lên tất cả, chỉ có tình người và tâm Phật là nguyên vẹn trong tâm, vậy nên người và người sống với nhau là để thương mến đùm bọc lẫn nhau; mỗi người đều có đối tượng để ký gửi tình thương một cách đáng tin cậy và là một chỗ dựa vững chắc để chắp thêm cho ta đôi cánh trên bước đường vạn dặm
Chính vì vậy người phật tử học theo lòng từ bi của Phật cần mở lòng yêu quý cả mọi người , dù rằng mới đầu ta chưa có chút thiện cảm nào , nhưng rồi với tâm từ bi hãy dần dần hóa độ gây thiện cảm với người ấy đó mới chính là tâm Phật
Chúng ta cứ nghĩ rằng Trong cuộc sống hằng ngày Những người ta gặp thường là tấm gương phản chiếu thái độ sống và lối cư xử của chính ta. Cứ suy nghĩ như vậy để rồi tự mình tu sửa cho bản thân mình và sẽ thấy yêu thương mọi người hơn đó là chất liệu làm nên cuộc sống tuyệt vời.là tấm gương tự soi lại bản thân mình `
Người Phật tử cần biết tu tập để khơi dậy tình người. Tình cảm ấy lớn lên từ sự đồng cảm, cảm thông, bao dung. Mỗi người mình gặp trong đời này đều có thể đã từng là gia đình, bạn bè của nhau trong nhiều kiếp trước. và ngày hôm nay đang là người thân của nhau trong ngôi nhà chung là Tổ quốc .Trên con đường tu tập đều được ngồi chung dưới mái nhà Như Lai , được khoác áo Như Lai tất cả mọi người dù là dễ thương hay chưa dễ thương cũng đều là một sự biểu hiện của
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gươm
Người trong một nước phải thương nhau cùng ”
. hay là
“Bầu ơi thương lấy bí cùng ,
tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ”
Bởi thế mỗi người tu tập là để dần dần hoàn thiện nhân cách lối sống của mình để dễ dàng hòa mình vào vòng tròn viên mãn của tình người.Trái lại, nếu không tu sửa chắc rằng , những tham sân si sẽ ngày càng vun gốc cho cội bồ đề gai kia sẽ mọc lên tua tủa ngăn cách lòng người.
Chính vì thế, người Phật tử không chỉ có nghe pháp, công phu niệm Phật, ngồi thiền, tụng kinh, mà cần có sự thực hành áp dụng lời Phật dạy vào cách nói năng ứng xử trong cuộc sống. Cùng là con của Phật, .Chúng con luôn kính Phật, trọng Tăng , đó là truyến thống của đạo Phật từ xưa đến nay , người con nào biết nghe lời Phật dạy thì người con đó giống với Phật nhiều hơn. Người con nào nói lời dịu dàng thân ái sẽ đem lại nhiều niềm vui cho mọi người, biết làm việc thiện, sống chánh tín thì đó chính là đệ tử con của Phật ,tu theo Phật
Chữ tu là tu tâm sửa tánh .Đức Phật dạy
"Thắng vạn quân không bằng tự thắng mình,Tự thắng tâm mình là điều cao quý nhất"
Khi những vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm đã dứt sạch, thì sẽ chế ngự được tham lam, sân hận, si mê. Kết quả thực tế, cũng là phần thưởng cho những cố gắng, nỗ lực không ngừng của người Phật tử trước mắt là những chuỗi ngày hạnh phúc, vui vẻ, đầy an lạc.
Những người yếu đuối sợ khó sợ khổ , tâm tánh ích kỷ thích danh lợi đua tranh đòi hỏi nhiều về thú vui , sự hưởng lạc vật chất cho bản thân làm sao có thể tu theo Phật được , những con người ấy chỉ là đệ tử cùa quỷ a tu la
Trong cuộc sống giữa con người với con người luôn có sự yêu thương nhau sống hòa hợp lẫn nhau, luôn để tâm hồn mình trong sáng để nhìn thấy Phật giữa đời rõ hơn . Bởi,
“ Nước trong thì trăng hiện …Tâm sạch thì thấy Phật ”
Nơi nào có Phật thì nơi đó là thế giới cực lạc Vậy chúng ta hãy sống có ích hãy mỡ rộng lòng nhân ái giữa cuộc đời này để xung quanh chúng ta nhìn ai cũng giống như Phật . Vậy chính nơi ta đang ở là thiên đường của thế giới cực lạc.
-Nguyên Hồng-